Sự phát triển của thời đại 4.0 đã mang lại rất nhiều thay đổi vượt bậc của công nghệ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hiện nay thì sự phát triển này đã mang lại những lợi ích mà trước nay chưa từng có. Giờ đây, việc kết nối các bộ phận trong nội bộ và với các đối tác, nhà phân phối, khách hàng,…dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ công nghệ 4G.
Ứng dụng công nghệ 4G rõ nhất thể hiện ở điện thoại di động và bộ đàm. Trong bài viết này Fes Việt sẽ giải thích cho bạn hiểu rằng công nghệ 4G đã giúp người dùng bộ đàm giải quyết những vấn đề gì.
Công nghệ 4G sử dụng trên bộ đàm đã giúp giải quyết các hạn chế mà bộ đàm truyền thống gặp phải
Có thêm một sự lựa chọn khác ngoài tần số UHF/VHF
Trong suốt vài chục năm bộ đàm phát triển thì người dùng đã rất quen thuộc với tần số UHF/VHF mà thiết bị này sử dụng. Loại tần số này có ưu điểm là không bị ảnh hưởng bởi sóng di động nên có thể sử dụng để liên lạc trong những môi trường sóng yếu hoặc mất sóng điện thoại. Tuy nhiên loại tần số này lại có nhược điểm là bị giới hạn khoảng cách nên đối với người dùng cần sử dụng bộ đàm với cự ly liên lạc lớn hơn sẽ gặp nhiều khó khăn.
Sử dụng sóng di động 4G/3G/2G là công nghệ mới nhất được áp dụng vào bộ đàm
Bộ đàm ứng dụng công nghệ 4G ra đời giúp người dùng có nhiều lựa chọn hơn là chỉ sử dụng tần số UHF/VHF. Đối với những người dùng sử dụng trong tòa nhà, thành thị nơi sóng điện thoại ổn định thì mục tiêu của họ là liên lạc nhanh chóng và không giới hạn khoảng cách thì bộ đàm 4G lại là sự lựa chọn hợp lý hơn.
Giải quyết hạn chế về mặt khoảng cách, tối ưu chi phí lắp đặt thiết bị hỗ trợ
Như đã nói ở phía trên, bộ đàm truyền thống (analog/digital) sử dụng tần số UHF/VHF có một hạn chế lớn chính là khoảng cách liên lạc. Thông thường, bộ đàm sử dụng dải UHF/VHF sẽ chỉ đảm bảo liên lạc tốt trong khoảng 1-3km, nếu muốn liên lạc xa hơn cần phải lắp đặt các thiết bị hỗ trợ như cột anten, trạm chuyển tiếp tín hiệu,… Điều này dẫn đến khi cần mở rộng hệ thống liên lạc, doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi phí và thời gian cho các thiết bị này.
Mô hình kết nối bộ đàm 4G
Trong khi đó với bộ đàm sử dụng công nghệ 4G,;bạn có thể dễ dàng mở rộng hệ thống liên lạc;chỉ bằng việc mua thêm máy mới mà không cần phải lắp đặt các thiết bị hỗ trợ bên ngoài. Sở dĩ như vậy là bởi công nghệ 4G đã giúp người dùng bộ đàm giờ đây có thể gọi cho nhau mà không gặp giới hạn về khoảng cách trên toàn thế giới, chỉ cần nơi đó có sóng 4G.
Quản lý, điều hành các máy trong hệ thống dễ dàng hơn nhờ nền tảng máy chủ đám mây
So với những dòng bộ đàm truyền thống khác, dữ liệu của bộ đàm 4G được gửi nhận thông qua nền tảng máy chủ đám mây. Người dùng có thể lập trình, sửa đổi cài đặt cho các máy, thông qua nền tảng web, phần mềm điều phối. Sau đó các thông số sửa đổi sẽ được gửi đến máy, thông qua mạng di động tự động sau 30 giây. Nhờ cơ chế hoạt động đó mà việc quản lý và điều hành các máy trong hệ thống;nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều so với trước kia.
Là cơ sở để phát triển thêm các tính năng cần thiết như định vị GPS, ghi âm,…
Công nghệ 4G cũng là cơ sở để bộ đàm 4G có thể phát triển thêm;những tính năng tích hợp sẵn cần thiết như định vị GPS và ghi âm. Với nền tảng máy chủ đám mây, định vị GPS của bộ đàm 4G;sẽ chính xác hơn nhờ tốc độ cập nhật dữ liệu nhanh 30 giây/lần.Ngoài ra, công nghệ 4G còn giúp bộ đàm có thể tích hợp thêm tính năng ghi âm. Khi cài đặt chế độ nhận ghi âm các máy sẽ được ghi lại;tất cả các cuộc trò chuyện bằng bộ đàm trong vòng 72 giờ. Điều đáng nói ở đây là 2 tính năng vô cùng cần thiết này;nếu là ở bộ đàm truyền thống thì, không được tích hợp sẵn và độ chính xác cũng không cao bằng.
Bộ đàm Spender TC-1H (3G/4G)
Có thể nói, công nghệ 4G đã mang lại những thay đổi tích cực;cho ngành công nghệ bộ đàm, góp phần giải quyết hầu hết các vấn đề;mà doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân nào khi sử dụng bộ đàm truyền thống gặp phải. Nếu bạn có nhu cầu về bộ đàm 4G thì liên hệ ngay với Fes Việt để được tư vấn chính xác và nhanh chóng nhất nhé!