Sự khác nhau giữa BỘ ĐÀM và ĐIỆN THOẠI
Hầu hết mọi người đều đã quá quen thuộc với chiếc điện thoại di động của mình, một thiết bị liên lạc nhanh chóng rất quan trọng và gần như không thể thiếu trong cuộc sống nhất là ở thời đại công nghệ phát triển như ngày nay. Tuy nhiên, không vì vậy mà các thiết bị liên lạc khác lại mất đi tầm quan trọng của nó trong sự phát triển của xã hội, Máy bộ đàm là một ví dụ điển hình nhất! Sau đây Bộ Đàm Fes Việt sẽ giúp bạn chỉ ra các đặc điểm ưu và khuyết của 2 loại thiết bị liên lạc phổ biến nhất hiện nay:
1. Định nghĩa bộ đàm và điện thoại:
- Điện thoại di động: là thiết bị liên lạc có thể sử dụng trong không gian rộng, phụ thuộc vào nơi phủ sóng của nhà cung cấp dịch vụ. Chất lượng sóng phụ thuộc vào thiết bị mạng và phần nào địa hình nơi sử dụng máy chứ ít khi bị giới hạn về không gian.
- Bộ đàm: là thiết bị liên lạc vô tuyến hai chiều có chức năng truyền tín hiệu thoại. Nguyên lý hoạt động là truyền âm thanh thoại giữa một máy với một hoặc nhiều máy khác bằng truyền sóng vô tuyến. Cho phép 1 người nói và nhiều người nghe đồng thời. Bán kính liên lạc giữa các tay cầm trực tiếp từ 1 ->3km Đặc điểm của máy bộ đàm là luôn có phím “Nhấn để nói” PTT cho bạn liên lạc tức thì mà không cần phải chờ đợi sự chấp nhận cuộc gọi từ người nghe.
2. So sánh bộ đàm và điện thoại:
Ưu điểm:
Bộ Đàm | Điện Thoại |
|
|
Khuyết điểm:
Bộ Đàm | Điện Thoại |
Cần đăng kí tần số sử dụng. Tốn phí dịch vụ duy trì tần số hàng nămCự li liên lạc giới hạn trong 2-4kmChi phí đầu tư hệ thống liên lạc ban đầu cao |
|
Ứng dụng của bộ đàm.
Bộ đàm được sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống…
– Dùng trong nhà ga, hàng không, dịch vụ mặt đất
– Dùng trong xây dựng
– Dùng trong lĩnh vực vũ trang, quân đội, an ninh
– Dùng trong lĩnh vực dầu khí, môi trường nguy hiểm, dễ cháy nổ
– Dùng trong công viên, khách sạn, nhà hàng
– Dùng trong việc điều hành taxi
– Dùng khi ra khơi đánh cá, hàng hải
Phân loại máy bộ đàm dựa vào tính năng sử dụng:
Máy bộ đàm Cầm tay: là loại mà bạn có thể cầm trong tay và di chuyển khi đang sử dụng. Bộ đàm cầm tay thường có công suất không quá 10W và dùng pin sạc được.
Máy bộ đàm Lưu động: được lắp trên các phương tiện lưu động như taxi, xe tải, tàu thuyền… Thường có công suất 25W hay 50W-60W hoặc hơn (với băng tần MF/HF). Có ăng ten thường lắp trên nóc xe/ tàu và dùng nguồn điện bình ắc quy.
Đàm Trạm cố định: Thường lắp ở các trạm điều hành, có công suất phát từ 40W trở lên và có ăng ten lắp trên cột cao. Một dạng máy trạm đặc biệt là Bộ lặp (repeater) giúp tăng cự ly liên lạc cho các Máy bộ đàm Cầm tay và cả Lưu động, Trạm cố định.
Hiện nay, trên thị trường có một số nhà sản xuất máy bộ đàm cầm tay và di động nổi tiếng như Spender, KENWOOD, MOTOROLA, ICOM, HYT,..
–>> NHIỀU ƯU ĐÃI KHI MUA MÁY BỘ ĐÀM
– Giá cả cạnh tranh. Luôn có chương trình Khuyến Mãi.
– Cài đặt sẵn tần số, chỉ mua về sử dụng. Hoặc cài đặt theo yêu cầu.
– Giao hàng tận nơi miễn phí toàn quốc.
– Giao hàng trên toàn quốc: nhận hàng, kiểm tra hàng mới thanh toán.
– Được kiểm tra, bảo trì các sản phẩm bộ đàm khác miễn phí.
– Công ty TNHH Giải Pháp Viễn Thông Fes Việt – Chuyên cung cấp các loại máy Bộ đàm giá rẻ – Bộ đàm bảo vệ – Bộ đàm công trình – Bộ đàm đi phượt – tại khu vực HCM và toàn quốc – với chất lượng, giá cả cực kỳ cạnh tranh.
* Quý khách có nhu cầu ” Mua bộ đàm giá rẻ, giá sỉ, mua số lượng lớn xin vui lòng liên hệ : 0888.103.139 or 0888.022.139 để được tư vấn, hỗ trợ 1 cách tốt nhất.