Máy bộ đàm là thuyết bị thu phát sóng vô tuyến thuộc danh mục các thiết bị bắt buộc phải Chứng nhận hợp quy, Công bố hợp quy, Xin giấy phép nhập khẩu tại Cục Viễn Thông theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Thông tư 4/2018/TT-BTTTT .
Thủ tục nhập khẩu máy bộ đàm bao gồm các khâu: thử nghiệm, xin giấy chứng nhận hợp quy, xin Giấy phép nhập khẩu ( GPNK đã hủy bỏ và thay thế bằng “Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu” theo Nghị Định 74/2018/NĐ-CP). Trước khi lưu hành sản phẩm ra thị trường, doanh nghiệp còn tiếp tục phải làm các thủ tục Công bố hợp quy và dán tem hợp quy ICT theo quy định của Cục Viễn Thông – Bộ Thông tin và Truyền thông, tem nhãn mác đối với thiết bị nhập khẩu phải tuân theo quy định pháp luật hiện hành.
Hướng dẫn tư vấn thủ tục đăng ký và công bố hợp quy hợp chuẩn cho Bộ Đàm
Máy bộ đàm cũng như một số thiết bị thu phát sóng khác có các thủ tục tiến hành Chứng nhận hợp quy, Công bố hợp quy như sau:
1. Xác định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho thiết bị
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho máy bộ đàm sẽ được xác định căn cứ trên tính năng của sản phẩm có tích hợp thêm tính năng truyền dữ liệu hay không, và loại ăng ten mà thiết bị sử dụng. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho một máy bộ đàm cụ thể sẽ căn cứ theo Thông tư 4/2018/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông
Pin Lithium sử dụng trên máy bộ đàm chưa thuộc diện bắt buộc phải Công bố hợp quy
2. Thử nghiệm, đo kiểm thiết bị theo các quy chuẩn cần thiết
Doanh nghiệp tiến hành đo kiểm, thử nghiệm thiết bị tại các Phòng thử nghiệm trong nước được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định hoặc Phòng thử nghiệm nước ngoài được Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Cục Viễn Thông thừa nhận kết quả đo kiểm, thử nghiệm
Thông thường, quá trinh thử nghiệm sẽ kéo dài 2 tuần.
3. Chuẩn bị bộ hồ sơ Chứng nhận hợp quy
Bộ hồ sơ Chứng nhận hợp quy bao gồm:
– Giấy đề nghị chứng nhận hợp quy theo mẫu của Cục Viễn thông
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có ngành nghề nhập khẩu).
– Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm.
– Hình ảnh thực tế của sản phẩm.
– Kết quả đo kiểm, thử nghiệm thiết bị được Cục Viễn Thông chấp nhận
4. Nộp bộ hồ sơ Chứng nhận hợp quy tại Trung tâm kiểm định và Chứng nhận – Cục Viễn Thông
Căn cứ theo địa điểm đăng ký kinh doanh, Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới một trong các Trung tâm kiểm định và Chứng nhận của Cục Viễn Thông
Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 1 tại Hà Nội – Các Doanh nghiệp Miền Bắc
Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 2 tại TP. HCM – Các Doanh nghiệp Miền Nam
Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 3 tại Đà Nẵng – Các Doanh nghiệp Miền Trung
Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận sẽ xem xét, đánh giá bộ hồ sơ Chứng nhận của Doanh nghiệp và cấp Giấy Chứng nhận hợp quy nếu bộ hồ sơ đầy đủ và phù hợp với các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Viễn Thông
Quá trình xử lý, đánh giá, cấp Giấy Chứng nhận hợp quy thông thường kéo dài 2 tuần làm việc.
5. Công bố hợp quy và Xin giấy phép nhập khẩu
Căn cứ trên Giấy Chứng nhận hợp quy đã được cấp, Doanh nghiệp phải tiếp tục tiến hành các thủ tục Công bố hợp quy và xin Giấy phép nhập khẩu cho máy bộ đàm.