Kiến thức cơ bản về máy bộ đàm
1. Bộ đàm là gì..?
Bộ đàm là thiết bị thu phát vô tuyến hoặc máy liên lạc vô tuyến hai chiều sử dụng sóng vô tuyến (sóng radio) làm sóng mang để truyền thông tin dạng âm thanh cho các thiết bị khác. Bộ đàm có thể liên lạc (gọi) với một hoặc nhiều bộ đàm khác ngay lập tức thông qua tốc độ cao của sóng vô tuyến (300.000 km/s) để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
2. Phân loại bộ đàm
a. Phân loại theo công nghệ: Có hai loại công nghệ điều chế tín hiệu bộ đàm cơ bản đó là công nghệ Analog và công nghệ kỹ thuật số.
- Công nghệ tương tự (Analog): Tín hiệu bộ đàm diễn ra liên tục, thường được biểu thị bằng đồ thị liên tục hình Sin, Cos hoặc một đường cong bất kì. Tín hiệu của bộ đàm Analog được điều chế theo phương thức điều chế FM (điều chế tín hiệu dựa trên biến đổi tần số). Băng thông chiếm dụng của bộ đàm Analog thường lớn hơn bộ đàm kỹ thuật số. là các băng thông từ 25kHz (16K0F3E), 20kHz, 12.5 kHz (11K0F3E) nên phí tần số thường cao hơn công nghệ bộ đàm kỹ thuật số. Đăc trưng của dòng bộ đàm này là khi tín hiệu mạnh, ổn định thì âm thanh ra trong và giống với thực tế nhưng khi tín hiệu yếu đi bộ đàm sẽ nghe sôi và rè, âm thanh không rõ ràng. Giá thành thiết bi bộ đàm Analog rẻ hơn nên vẫn được sử dụng nhiều song dần xu hướng bộ đàm Kỹ thuật số sẽ dần thay thế bộ đàm Analog
- Công nghệ kỹ thuật số (Digital): Là công nghệ tín hiệu bộ đàm được chia làm từng gói tín hiệu nhỏ và truyền đi, sau đó các tín hiệu được giải mã và ghép lại thành tín hiệu ban đầu. Việc điều chế này đảm bảo tín hiệu ít bị thay đổi trong quá trình truyền đi. Có nhiều chuẩn bộ đàm kỹ thuật số khác nhau như FDMA – Công nghệ phân chia kênh theo tần số (Hãng Icom và Kenwood dùng chuẩn này) hoặc TDMA – Công nghệ phân chia kênh theo khe thời gian TDMA (Motorola, kenwood, HYT, … và một số hãng khác sử dụng). Mỗi loại công nghệ đều có ưu điểm và nhược điêm riêng, Song tùy thuộc vào nhu cầu, chi phí và tính năng mà lựa chọn công nghệ bộ đàm phù hợp.
b. Phân loại theo môi trường sử dụng:
Bộ đàm được sử dụng ở nhiều nơi khác nhau, song chủ yếu chia làm 3 môi trường sử dung và mỗi môi trường sử dụng đều có các tiêu chí đặc biệt để phù hợp riêng với từng môi trường.
- Bộ đàm sử dụng trên đất liền: Còn gọi là Land Mobile Radio ( viết tắt là LMR) là các loại bộ đàm sử dụng trên các môi trường trong đất liền như khách sạn, nhà hàng, nhà máy, sử dụng trên các phương tiện giao thông… Các bộ đàm trong môi trường này đều có khả năng chống va đập theo tiêu chuẩn quân sự Mĩ MIL STD 810 và các tiêu chuẩn IP về chống bụi chống nước.
- Bộ đàm sử dụng trên biển: Là dòng bộ đàm chuyên dụng cho môi trường trên biển nhiều nước, đáp ứng khả năng chống nước mạnh mẽ theo tiêu chuẩn IPX7 trở lên. Thường được cài đặt sẵn 88 kênh hàng hải/ các kênh liên lạc quốc tế của USA, INT…
- Bộ đàm sử dụng cho hàng không: Là các dòng bộ đàm sử dụng được ở các tần số quy hoạc cho ngành hàng không. Motorola có đủ các loại bộ đàm cầm tay hàng không và bộ đàm gắn có định trên máy bay.
c. Phân loại theo dải tần số:
- Máy bộ đàm HF: dải tần HF có tần số cao, dải tần từ 3 – 30 MHz, có bước sóng trong khoảng 100m-10m, dùng trong thông tin vô tuyến 2 chiều với mục đích thông tin ở cự ly xa xuyên lục địa, liên lạc hàng hải, hàng không, nghiệp dư, phát thanh quảng bá… Bộ đàm Motorola nổi tiếng với các dòng bộ đàm HF trên bộ, hàng hải đáp ứng các nhu cầu liên lạc tầm xa và siêu xa của người dùng là ngư dân, tàu hàng, các đơn vị nghiệp vụ như quân đội, công an…
- Máy bộ đàm VHF: dải tần VHF có tần số từ 30 – 300 MHz, có bước sóng trong khoảng 10m-1m, được dùng cho vô tuyến di động, thông tin hàng hải và hàng không, phát thanh FM thương mại (88 đến 108 MHz), truyền hình thương mại (kênh 2 đến 12 tần số từ 54 – 216 MHz). Bộ đàm hàng không , bộ đàm hàng hải và mốt số dòng bộ đàm trên bộ của Motorola sử dụng tần số VHF đẻ liên lạc.
- Máy bộ đàm UHF: Dải tần UHF có tần số từ 300 MHz – 3 GHz và bước sóng trong khoảng 1m-10 cm được dùng cho các kênh thông tin di động mặt đất. Ở Việt Nam dải tần UHF được áp dụng cho bộ dàm chạy từ tần số 400-470 MHz. Các dòng bộ đàm trên bộ của Motorola có sử dụng tần số ở dải tần UHF.
- Máy bộ đàm 3G/4G-LTE, IP: các bộ đàm ứng dụng công nghệ 3G/4G-LTE vào được sử dụng để liên lạc. tận dụng được hạ tầng viễn thông rộng khắp của nền tảng 4G nên đảm bảo liên lạc không giới hạn. ngoài ra còn đáp ứng được các yêu cầu liên lạc cho những yêu cầu mà bộ đàm thông thường không liên lạc được. Không cần giấy phép tần số.
d.Theo các yêu cầu đặc biệt về chống cháy nổ:
Trong một số trường hợp đặc biệt, bộ đàm được phân chia theo khả năng chống cháy nổ theo môi trường. Motorola sản xuất các dòng bộ đàm chống cháy nổ theo nhiều chuẩn khác nhau.
e. Theo phương thức sử dụng:
Khi phân chia theo phương thức sử dụng, bộ đàm được chia làm các loại bộ đàm như bộ đàm cầm tay, bộ đàm cố định và di động, trạm chuyển tiếp tín hiệu – Repeater, …
3. Cự ly liên lạc của bộ đàm.
Cự ly liên lạc của máy bộ đàm phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó các yếu tố quan trong quyết định trực tiếp tới cự ly liên lac là:
- Công suất: Với bộ đàm cầm tay tối đa chỉ có công suất 5.5W nên cự ly liên lạc sẽ hạn chế hơn so với các dòng bộ đàm trạm cố định với công suất lên đến 25W/ 50W hoặc cao hơn nữa.
- Độ cao và độ lợi thu của anten: Độ cao anten là yếu tố quyết định quan trọng đến cự ly liên lạc, Cự ly liên lạc phụ thuộc vào độ cao được tính bởi công thức “L=4.12 x (√h1 + √h2)” Trong đó L là cự ly liên lạc tối đa, h1 là độ cao anten máy phát, h2 là độ cao anten máy thu. Các độ cao được tính dựa trên một mốc nhất định. Anten bộ đàm có độ lợi thu cao hơn giúp thu được tín hiệu xa hơn.
- Môi trường sử dụng bộ đàm: Với môi trường ít vật cản bộ đàm sẽ liên lạc xa hơn môi trường nhiều vật cản vì khi gặp vật cản sóng vô tuyến sẽ bị môi trường hấp thụ mất năng lượng, khi đến được máy thu tín hiệu sẽ yếu hoặc nhỏ hơn ngưỡng anten có thể thu được. Vì vậy với những môi trường nhiều vật cản nên sử dụng những máy có dải tần UHF và công suất lớn.
- Tần số sử dụng: Tần số VHF cho cự ly liên lạc xa hơn trong môi trường biển, đồng trống song khi liên lạc trong môi trường nhiều vật cảm, sóng VHF dễ bị môi trường hấp thu mất năng lượng nên cự ly liên lạc kém hơn. Tần số UHF trong môi trường nhiều vật cản đảm bảo khả năng xuyên phá cao giúp cự ly liên lạc xa hơn.
Cự li liên lạc của bộ đàm cầm tay: Dược thiết kế với công suất tối đa 5W, các anten có độ lợi thu thấp (0dB) và độ cao tương đối khi sử dụng chỉ tầm 1.5m nên cự li liên lạc tối đa giữa 2 bộ đàm cầm tay ngoài biển là 10km, trên môi trường đồng trống là từ 3 đến 5km, môi trường nhiều vật cản từ 50 mét đên 3km.
Bộ đàm cầm tay muốn tăng cự ly liên lạc cần lắp thêm bộ chuyển tiếp tín hiệu để tăng khoảng cách liên lạc. Bộ chuyển tiếp như một trạm trung gian nhận tín hiệu từ máy bộ đàm này và phát lại cho máy bộ đàm khác.
Với bộ đàm trạm cố định cần dựa vào các hệ thống anten kèm theo để đưa ra cự li liên lạc chính xác.
–>> NHIỀU ƯU ĐÃI KHI MUA MÁY BỘ ĐÀM
– Giá cả cạnh tranh. Luôn có chương trình Khuyến Mãi.
– Cài đặt sẵn tần số, chỉ mua về sử dụng. Hoặc cài đặt theo yêu cầu.
– Giao hàng tận nơi miễn phí toàn quốc.
– Giao hàng trên toàn quốc: nhận hàng, kiểm tra hàng mới thanh toán.
– Được kiểm tra, bảo trì các sản phẩm bộ đàm khác miễn phí.
– Công ty TNHH Giải Pháp Viễn Thông Fes Việt – Chuyên cung cấp các loại máy Bộ đàm giá rẻ – Bộ đàm bảo vệ – Bộ đàm công trình – Bộ đàm đi phượt – tại khu vực HCM và toàn quốc – với chất lượng, giá cả cực kỳ cạnh tranh.
* Quý khách có nhu cầu ” Mua bộ đàm giá rẻ, giá sỉ, mua số lượng lớn xin vui lòng liên hệ : 0888.103.139 or 0888.022.139 để được tư vấn, hỗ trợ 1 cách tốt nhất.